Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Mang Bầu Bị Trĩ, Phải Làm Sao?

Trĩ là một trong những vấn đề rắc rối và rất khó nói khi mang thai nhất là ở những bà mẹ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại khiến cho bà bầu vô cùng khó chịu, sợ hãi nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy khi mang bầu bị trĩ phải làm sao?

[​IMG]

Nguyên nhân bà bầu bị trĩ

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu mà các bà bầu hay mắc trĩ là do:

Trong giai đoạn mang thai nhất là ở những tháng cuối bào thai đã lớn tạo nên sức ép chèn lên khu vực xương chậu khiến cho máu từ các tĩnh mạch đi cung cấp cho vùng xương chậu bị chậm chạp nên dần dần sẽ tích tụ lại gây nên hiện tượng căng phình tạo nên búi trĩ.

Ngoài ra khi mang thai lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng hơn mức bình thường và tập trung dồn xuống khu vực thân dưới trong đó có các tĩnh mạch hậu môn khiến cho vùng hậu môn trở nên nhạy cảm, căng, sưng và nóng rát.

Khi mang thai cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều Hormon Progesterone có tác dụng làm dãn các cơ trơn trong cơ thể để dạ con có thể dãn ra cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng nó cũng làm dãn các cơ trơn khác như mạch máu, thực quản, ruột... làm cho người mang thai có cảm giác buồn nôn, còn mạch máu bị dãn khiến huyết áp bị giảm đi, và tương tự cũng làm thành ruột lỏng ra nên phân dễ dồn tụ gây nên táo, và máu có thể dồn ở các mạch máu dưới hậu môn gây nên các búi trĩ.

Táo bón, áp lực, căng thẳng, mệt mỏi... cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Dấu hiệu bị trĩ

Triệu chứng thường gặp ở bà bầu khi bị trĩ là xuất huyết ở khu vực hậu môn và sa búi trĩ.

Trĩ gây cảm giác khó chịu, đau, ngứa rát ở khu vực hậu môn.

Cách trị trĩ

Khi có dấu hiệu bị trĩ mạ hãy áp dụng những cách dưới đây để khắc phục kịp thời.

Không ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu nên đứng lên và đi lại nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hạn chế tình trạng ứ đọng ở vùng hậu môn.

Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng, giàu chất xơ để đẩy lùi và ngăn ngừa táo bón.

Uống nhiều nước.

Ngâm mình trong bồn nước ấm để giúp máu tuần hoàn và lưu thông tốt.

Vệ sinh hậu môn sạch bằng nước ấm và khăn mềm sau mỗi lần vệ sinh.

Áp dụng một số bài tập cho bà bầu như kegel, yoga và tập thường xuyên, đều đặn giúp máu được tuần hoàn tốt.

Nếu vùng hậu môn bị sưng tấy, bỏng rát có thể chườm đá lạnh.

Một số bài thuốc dân gian chữa trĩ

Xông lỗ hậu môn với rau diếp cá được đun sôi. Khi nước nguội thì dùng để rửa hậu môn và lấy phần bã đắp vào hậu môn.

Hãm hoa hòe và hoa mướp theo tỉ lệ 1:2 cùng với nước và uống.

Lấy vỏ củ ấu sấy khô nghiền thành bột mịn trộn cùng với dầu vừng đắp vào hậu môn.

Những lưu ý về việc chữa trĩ khi mang thai

Ngoài các bài thuốc trị trĩ dân gian, khi sử dụng các loại thuốc khác cần có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc trị trĩ của các thầy lang được rau bán qua mạng.

Nếu đã áp dụng các biện pháp và các bài thuốc trên mà tình hình không được cải thiện rõ rệt, không thuyên giảm hoặc bị đau chảy máu nhiều, các mẹ cần tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Trĩ là bệnh rất nhiều người gặp phải những lại là căn bệnh khó nói. Mặc dù vậy, khi mắc bệnh bà bầu không nên cố gắng chịu đựng hay che giấu để tránh ảnh hưởng tới tâm lý sức khỏe của mẹ cũng như của bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Đau lưng khi mang thai, phải làm sao?
Dấu Hiệu Thụ Thai Thành Công
Ăn Trứng Ngỗng Khi Mang Bầu Có Tốt Thật Không?
Đau Lưng Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ"
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Giữa Của Thai Kỳ"
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ"
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bị Dư Ối Uống Nước Râu Ngô Có Tốt Không ?
Mang Thai Ăn Ớt Có Tốt Không?