Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ mang thai ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất là chưa đủ. Họ khuyến cáo các mẹ mang thai nên ăn thường xuyên, khoảng 5 lần trong ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ. Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp mẹ nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non.
2. Không nhịn tiểu
Khi có thai, các mẹ thường xuyên có nhu cầu tiểu tiện do bàng quang bị thai nhi chèn ép, nhưng vì bất tiện hoặc lười biếng mà các mẹ nhịn tiểu. Nếu nhịn tiểu, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu ở tử cung và có thể gây nhiễm trùng ở bàng quang. Tình trạng viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu - một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt khiến mẹ bầu sinh non.
3. Điều trị dứt điểm viêm âm đạo
Nếu bạn dễ bị bệnh nhiễm trùng âm đạo, bạn nên được điều trị kịp thời vì những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp với tình trạng mang thai của bạn. Trong trường hợp nếu bạn có tiền sử sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
4. Duy trì sức khỏe nướu
Chăm sóc nha khoa định kỳ là một cách để phòng ngừa sinh non hiểu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc bệnh viêm nướu là một trong những nguyên nhân gây sinh non. Theo các nghiên cứu này, viêm nướu sẽ làm gia tăng quá trình sản xuất prostaglandin - chất kích thích co bóp cơ tử cung lúc chuyển dạ và sinh non. Vì vậy, bạn nên đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và gặp nha sĩ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ.
5. Bổ sung Vitamin
Vitamin trong khi mang thai không chỉ làm cho mẹ và bé khỏe mạnh mà còn giúp bạn giảm nguy cơ sinh non. Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Pittsburgh vừa được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho biết thai phụ thiếu vitamin D có nhiều khả năng phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Vitamin D có thể được bổ sung bằng thức ăn trong 4 nhóm chất dinh dưỡng, nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu sử dụng viên bổ tổng hợp. Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Ngoài ra vitamin tổng hợp còn rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
6. Uống nhiều nước
Cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít nước) nếu thời tiết nóng để duy trì độ ẩm của cơ thể và giảm nguy cơ sinh non. Nếu bạn mất nước có thể sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm, gây sinh non. Nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc vào các ngày tiết trời nắng nóng cần uống nhiều nước hơn bình thường.
7. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
Khi mẹ muốn biết làm sao để hạn chế thấp nhất nguy cơ sinh non thì bản thân người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Điều này đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo rằng em bé ra đời đúng ngày sinh dự kiến. Mẹ hãy luôn ghi nhớ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng vô cùng tốt cho cả hai mẹ con và có thể giúp ngăn ngừa sinh non.
8. Hãy coi chừng cân nặng
Không nên tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật - nguyên nhân của nguy cơ sảy thai. Việc tăng cân trong thai kỳ nên ở mức độ vừa phải, trung bình là 11,3-15,8 kg, để mẹ con cùng khỏe mạnh và em bé có cân nặng bình thường sau khi ra đời.
9. Khám thai thường xuyên
Mẹ cần nhớ và tuân thủ lịch khám thai theo định kỳ. Cùng với việc tự chăm sóc, theo dõi thai nhi, việc thăm khám thai và siêu âm định kỳ giúp mẹ loại bỏ và đề phòng những bất thường thai nghén, kiểm soát được các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể gây sinh non.
Theohttp://th.theasianparent.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét