Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Một Vài Thông Tin Về Việc Sinh Mổ Lần 3

Mang thai, sinh con và làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc, mong đợi cho việc chào đón 1 thiên thần nhỏ ra đời người mẹ cũng phải đối diện với rất nhiều vấn đề trong quá trình mang thai, sinh nở đặc biệt là với các mẹ sinh mổ nhất là lại sinh mổ lần 3.

[​IMG]

So với sinh thường thì việc sinh mổ khiến người mẹ phải đối diện nhiều hơn với những nguy cơ và biến chứng nhất là khi mẹ sinh mổ nhiều lần hay người mẹ mang thai khi trước đó sinh mổ chưa được 2 năm bởi vết sẹo mổ cũ có thể bị bục khi mang thai và chuyển dạ.

Chính vì thế mà việc đối diện với lần sinh mổ thứ 3 đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều bà bầu trong đó có mẹ@thuynghia Có mẹ nào sinh mổ lần 3 ko ạ?

Tại sao sinh mổ lần 3 lại nguy hiểm?

Cấp độ gặp phải những nguy cơ và biến chứng của việc sinh mổ đi liền với số lần sinh mổ của người mẹ. Khi phải sinh mổ người mẹ đứng trước nhiều nguy cơ như: Bị nhiễm trùng vết mổ, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng tới việc mang thai ở những lần tiếp theo, thậm chí có nguy cơ tử vong...

Sinh mổ khiến sản phụ mất một lượng máu khá lớn nên ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe của bà mẹ sau sinh.

Người mẹ sinh mổ cũng phải đối diện với nhiều vấn đề ở những lần mang thai kế tiếp như nguy cơ bục vết sẹo tử cung và nếu khoảng cách sinh giữa 2 lần sinh ngắn đối với sản phụ mổ lần thứ hai trở lên thì nguy cơ gặp phải nhau cài răng lược rất lớn.

Nếu đã sinh mổ thì những lần mang thai tiếp theo hầu như phải sinh mổ.

Sinh mổ lần 3 được tiến hành ở khoảng thời gian nào?

Cơn co thắt tử cung của quá trình chuyển dạ gây ảnh hưởng không tốt tới vết mổ cũ thâm chí có thể dẫn tới tình trạng bục vết mổ tử cung. Chính vì thế việc khi nào thì tiến hành sinh mổ lần 3 đã làm cho mẹ @bong09 không khỏi băn khoăn, bồn chồn tại topic Kinh nghiệm sinh mổ lần 3. Theo ý kiến của @giangly@bichphuong321@Me_Myan, @Bonbon08092010, @hpt0712... thì thai nhi 37 tuần đã được xem là đủ ngày đủ tháng và có thể chủ động mổ ở thời điểm này. Tuy nhiên theo BS.Trinh Nhật Thư Hương trả lời bạn đọc tại diễn đàn Sống khỏe thì nếu thai phụ không chuyển dạ trước thì thời gian mổ là khi thai nhi trưởng thành nghĩa là khi thai nhi 38 - 39 tuần tuổi bởi nếu mổ sớm bé có thể gặp phải biến chứng khi sinh non tháng như suy hô hấp, bệnh màng trong...

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3?

Để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3 người mẹ cần lưu ý:

Khoảng cách giữa các lần sinh mổ tốt nhất là 3 tới 5 năm.

Nếu mang thai những lần sau cách thời gian sinh mổ lần 1 chưa tới 2 năm người mẹ cần có sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa, kiểm tra tình hình sức khỏe, thể trạng của mẹ có thể tiếp tục thai kỳ.

Trong quá trình mang thai người mẹ nên có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để tránh việc tăng cân quá nhiều ảnh hưởng tới việc rạn, nứt vết mổ cũ.

Người mẹ cần thăm khám thai định kỳ và thường xuyên nhất là gia đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện và xử lý sớm các các dấu hiệu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Những Điều Thầm Kín Khó Nói Khi Bầu Bí

Mang thai là một hành trình hạnh phúc với bất cứ người phụ nữ nào nhưng cũng là quãng thời gian mà người mẹ phải đối diện với nhiều vấn đề rắc rối trong đó có những rắc rối, những nỗi khổ thầm kín chẳng biết chia sẻ cùng ai.

[​IMG]

Són tiểu


Són tiểu thường xuất hiện phần lớn ở giai đoạn cuối của thai kỳ đặc biệt là vài ngày trước sinh. Són tiểu có thể bị nhầm với rỉ ối. Mẹ nên trang bị cho mình kiến thức để phân biệt.

Són tiểu là tình trạng nước tiểu tự động thoát ra có màu trong hoặc vàng và có mùi đặc trưng. Còn nước ối rỉ ra không mùi, màu trong có đi kèm mủ hoặc máu.

Để khắc phục chứng són tiều bà bầu không nên nhịn tiểu. Nên uống nước nhiều vào ban ngày và hạn chế uống nước sau 7h tối.

Nên vệ sinh sạch sẽ và thay đồ lót thường xuyên để tránh hiện tượng viêm nhiễm, mẩn ngứa.

Xì hơi

Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi bầu bí nhưng nó lại khiến nhiều mẹ nhiều phen ngại ngùng, xấu hổ khi thường xuyên phải đối diện với tình trạng này.

Để khắc phục các mẹ nên:

Uống nhiều nước.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tăng cường sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu dễ gây chướng bụng như: các loại đậu, tinh bột...

Ra nhiều khí hư

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể người mẹ ra nhiều khí hư ở giai đoạn này.

Để hạn chế cũng như giữ gìn vệ sinh, bà bầu nên vệ sinh vùng kín và thay đồ lót thường xuyên. Đồ lót nên chọn chất liệu thoáng mát.

Không thụt rửa âm đạo.

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Việc khí hư ra nhiều đôi khi cũng cảnh báo những vấn đề bất thường trong quá trình mang thai như viêm nhiễm, dọa sinh sớm hoặc mắc phải bệnh lây truyền... Do đó thai phụ cần tới gặp bác sĩ hoặc thăm khám phụ khoa khi: Ra nhiều khí hư kèm theo đau rát, ửng đỏ vùng kín. Khí hư sủi bọt, có màu vàng, xanh hoặc xám. Ra khí hư lẫn máu...

"Vùng kín" ngứa và nặng mùi

Vùng kín ngứa và nặng mùi là nỗi khổ mà rất nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ làm mất đi sự tự tin mà còn gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người mẹ.

Để hạn chế tình trạng vùng kín ngứa và nặng mùi ngoài việc vệ sinh vùng kín sach sẽ, mặc đồ lót chất liệu thấm hút tốt; uống nhiều nước và tăng cường chất xơ thì bà bầu có thể áp dụng 1 số bài thuốc như: Vệ sinh vùng kín với nước lá trầu không/lá trà xanh đun sôi để nguội. Xông hơi vùng kín với nước xông lá ngải cứu. Dùng gel của lá lô hội chà xát lên vùng bị ngứa. Dùng nước muối pha loãng để vệ sinh.

Nếu dùng 1 thời gian ngắn tình trạng ngứa và mùi không được cải thiện, bà bầu nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn về cách điều trị. Không nên tự ý mua thuốc uống, thuốc thoa ngoài da để sử dụng.

Ngứa núm ti và quầng vú

Núm ti và quầng vú là vùng da nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ. Nguyên nhân của việc ngứa núm ti và quầng vú là do trong thời gian mang thai các mô ở bầu ngực thay đổi kèm theo lượng máu lưu thông ở khu vực này được gia tăng khiến cho bầu ngực tăng kích thước, căng, đau, rát và ngứa ngáy.

Để giảm thiểu sự khó chịu này bà bầu nên mặc áo ngực vừa vặn, thoáng mát. Vệ sinh bầu ngực hàng ngày, matxa nhẹ nhàng với dầu dừa, dầu oliu, các loại kem dưỡng ẩm.

Trĩ

Trĩ là bệnh các bà bầu hay gặp phải trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc ở các bà mẹ sau sinh. Bệnh không chỉ mang lại sự khó chịu mà còn gây cảm giác đau đớn.

Để phòng tránh trĩ bà bầu nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.

Không nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

Không nên đứng hay ngồi quá lâu.

Nếu bị trĩ, bà bầu có thể áp dụng 1 số cách như chườm lạnh lên vùng bị trĩ vài lần/ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần vệ sinh.

Tắm và ngâm mình trong nước ấm để hạn chế tình trạng đau và nóng rát.

Không nên tự ý dùng thuốc, nếu tình trạng bị nặng cần có sự tư vấn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ có chuyên môn.

Ngoài ra các mẹ cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian điều trị trĩ cho bà bầu như:

Hoa mướp rửa sạch giã nát đắp vào hậu môn.

Hoa mào gà và phượng nhãn thảo sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn.

Xông hậu môn với nước xông nấu từ rau diếp cá.

Bột củ ấu sấy khô, đốt và tán thành bột mịn trộn cùng dầu vừng đắp vào hậu môn...

Trên đây là bài viết tập hợp một số những vấn đề rắc rối thầm kín khó để chia sẻ với ai khi bầu bí. Nếu có thêm thông tin về những rắc rối khác cũng như hướng xử lý, điều trị các mẹ cùng bổ sung nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh

Khi chuẩn bị mang thai, mang thai hay sau sinh trong giai đoạn cho con bú ngoài việc chú trọng bổ sung các dưỡng chất qua bữa ăn thì việc bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất... là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, của mẹ, và của bé. Nổi bật lên trong những vitamin tổng hợp được dùng khá phổ biến hiện nay là viên uống Procare và Elevit. Xoay quanh 2 loại thuốc bổ này có khá nhiều băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn sản phẩm nào tốt, phù hợp hơn để sử dụng.

[​IMG]

Một đặc điểm nổi bật là theo thành phần đi kèm hộp thuốc thì cả Elevit và Procare đều có Acid folic (vitamin B9), 1 loại vi chất cần thiết và quan trọng đối sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như ngăn ngừa được các nguy cơ như sảy thai, sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng... Lượng Acid folic có trong Elevit là 800mcg/viên, ở Procare là 400mcg/viên. Vậy so với mức trung bình lượng acid folic được khuyến cáo dành cho phụ nữ có thai, đang mang thai và cho con bú là 400mcg-600mcg thì Procare đang ở ngưỡng vừa đủ, còn Elevit lại có hàm lượng vượt trội.

Ngoài Acid Folic thì sắt, canxi, DHA, EPA... cũng là những thành phần thiết yếu và quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi, cũng như cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, nếu hàm lượng sắt và canxi ở Elevit là rất cao thì hàm lượng này ở Procare lại thấp. Trong khi đó hàm lượng DHA, EPA ở Procare lớn thì Elevit lại không có dưỡng chất này.

Vậy, Procare hay Elevit nên uống loại nào, loại nào tốt hơn? Đó cũng chính là thắc mắc của mẹ@Moon & Susu ở topicUống Procare hay Elevit? Topic đã nhận được rất nhiều chia sẻ của các mẹ.

Với Procare mẹ @nguyenlethanhhoa cho biết: "Mình thì thấy uống vào rất ổn, sau sinh cm uống thêm 1,2 tháng nữa nhé, trộm vía con cứng cáp ah, sau 3th cm bổ sung canxi ống hoặc viên, ống 110k hộp màu hồng, trộm via cún nhà em khỏe mạnh, không mập chỉ đạt mức chuẩn ah, 13th đi lon ton ạ, không sớm, không muộn."

Mẹ @menghe2407 cũng khuyên mẹ @Moon & Susu: "Procare đi bạn ạ, mình thấy đây là thuốc tổng hợp, bao gồm cả sắt, canxin và các loại vitamin, nhiều bs khuyên dùng."

Mẹ @huetay000, @Đậu Đậu 2302, @dacsanphanthiet01 cũng có phản hồi rất tích cực về Procare.

Với Elevit mẹ @huong.thinh1803 cho rằng tốt hơn Procare.
Mẹ @banbuonquanao: "Em cũng uống elevit trước bầu 1 tháng, và giờ bầu được 7 tháng rồi, trộm vía em thấy tốt, chả nghén gì, cũng ko ăn uống gì nhiều mà cả 2 mẹ con đều khỏe, đạt chuẩn cân nặng".

Nhưng bên cạnh đó có những mẹ lại có những mẹ không hợp với sản phẩm như: Mẹ @metomcat,@lemanhha cho rằng uống Procare không hợp nên người mệt lử ra kiểu như bị say thuốc.

Mẹ @meladepnhat thì thấy uống Eleit bị táo bón.

Thường thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào thể trạng của mẹ, của bé ở từng giai đoạn để đưa ra lời khuyên nên bổ sung Procare, Elevit hoặc hoặc sử dụng kết hợp với 1 loại khác hoặc dùng 1 loại nào khác thay thế cho Procare và Elevit. Bên cạnh đó việc lựa chọn để mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín cũng là vấn đề cần được chú trọng.

Nguồn gốc sản phẩm là vấn đề đáng lưu tâm với bất cứ sản phẩm nào, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người mà đặc biệt hơn nữa là sản phẩm chuyên dụng dành cho phụ nữ mang thai.

Đi tìm nguồn gốc của 2 sản phẩm khá nổi tiếng trên có thể các mẹ sẽ có thêm sự lựa chọn cho mình.

Với Elevit: Không khó để tìm kiếm các thông tin và phản hồi về Elevit. Qua tìm hiểu chúng ta có thể dễ nhận ra Elevit là một thương hiệu của tập đoàn dược phẩm Bayer và có xuất xứ từ Úc.

Còn Procare: Lên Google.com (không phải Google.com.vn vì muốn tìm các trang nước ngoài) để tìm kiếm với từ khoáProcare thì chỉ ra những trang web như trang mạng lưới các bác sỹ ở New Zealand, phần mềm quản lý các cơ sở trông trẻ, đồ bảo vệ vết gẫy xương, bệnh viện, dịch vụ xây dựng và bảo trì nhà, dịch vụ bảo hiểm... Cả mấy trang đầu không có liên quan gì đến bổ sung cho bà bầu. Nhưng tìm trên google.com.vn để tìm ưu tiên các trang tiếng Việt thì thấy các rất nhiều trang web nói về Procare này bằng tiếng Việt và trong đó có ghi là được sản xuất bởi Max Biocare. Tìm tiếp về Max Biocare trên google.com để không ưu tiên trang bằng tiếng Việt thì thấy trang webwww.maxbiocare.com và trên Linkedin thì thấy thông tin rằng đây là một công ty tư nhân tương đối nhỏ từ 11 đến 50 nhân viên.

Truy cập vào http://www.productreview.com.au/ để tìm kiếm phản hồi về các sản phẩm tại Úc cũng không ra kết quả tìm kiếm cho viên uống bà bầu Procare?

Trên Amazon - trang web của Mỹ chuyên bán những mặt hàng chất lượng và có xuất xứ rõ ràng rất dễ dàng để tìm ra Elevit nhưng với Procare thì kết quả tìm kiếm đa phần là thiết bị y tế như nẹp tay, chân, nịt bụng... mà cũng không hề thấy Procare dành cho bà bầu?

Một câu hỏi được đặt ra tại sao 1 sản phẩm theo như quảng cáo rất tốt cho phụ nữ mang thai lại không được bán tại thị trường bản địa, không được các bà mẹ bản địa sử dụng?

Vậy liệu Procare có phải là Danlait thứ 2?

Đây vẫn là 1 nghi vấn lớn do đó việc có nên tiếp tục tin tưởng, ủng hộ và sử dụng Procare hay không phụ thuộc vào sự suy xét, cân nhắc của các bà mẹ thông thái.

Ngoài viên uống Procare hay Elevit trên thị tường hiện nay còn khá nhiều loại khác dành cho bà bầu như Nature Made Prenatal Multi + DHA, Blackmores Pregnancy Gold, Obimin... Cũng như mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất khác giàu DHA, sắt, canxi ... qua các bữa ăn hàng ngày.

Mặc dù chúng ta nên đánh giá cao lời khuyên của các bác sỹ nhưng chúng ta cũng nên tự trang bị cho mình kiến thức và đặc biệt khả năng tìm kiếm trên Google để có thể đánh giá nguồn gốc và chọn lựa thông tin đáng tin cậy. Các bác sỹ đôi khi họ quá tin tưởng vào các trình dược viên và không phải ai cũng có khả năng tim kiếm và truy tìm nguồn gốc. Hơn nữa biết đâu có thể những công ty muốn phát triển thị trường họ chẳng có hoa hồng cho việc kê đơn của các bác sỹ?

Tốt hơn hết các mẹ hãy trang bị kiến thức để là những bà mẹ thông minh chứ đừng phó mặc hoàn toàn sức khoẻ của mình và con cái mình cho các bác sỹ. Các mẹ hãy cùng khám phá và tranh luận thêm nhé.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh

Khi chuẩn bị mang thai, mang thai hay sau sinh trong giai đoạn cho con bú ngoài việc chú trọng bổ sung các dưỡng chất qua bữa ăn thì việc bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất... là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, của mẹ, và của bé. Nổi bật lên trong những vitamin tổng hợp được dùng khá phổ biến hiện nay là viên uống Procare và Elevit. Xoay quanh 2 loại thuốc bổ này có khá nhiều băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn sản phẩm nào tốt, phù hợp hơn để sử dụng.

[​IMG]

Một đặc điểm nổi bật là theo thành phần đi kèm hộp thuốc thì cả Elevit và Procare đều có Acid folic (vitamin B9), 1 loại vi chất cần thiết và quan trọng đối sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như ngăn ngừa được các nguy cơ như sảy thai, sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng... Lượng Acid folic có trong Elevit là 800mcg/viên, ở Procare là 400mcg/viên. Vậy so với mức trung bình lượng acid folic được khuyến cáo dành cho phụ nữ có thai, đang mang thai và cho con bú là 400mcg-600mcg thì Procare đang ở ngưỡng vừa đủ, còn Elevit lại có hàm lượng vượt trội.

Ngoài Acid Folic thì sắt, canxi, DHA, EPA... cũng là những thành phần thiết yếu và quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi, cũng như cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, nếu hàm lượng sắt và canxi ở Elevit là rất cao thì hàm lượng này ở Procare lại thấp. Trong khi đó hàm lượng DHA, EPA ở Procare lớn thì Elevit lại không có dưỡng chất này.

Vậy, Procare hay Elevit nên uống loại nào, loại nào tốt hơn? Đó cũng chính là thắc mắc của mẹ@Moon & Susu ở topicUống Procare hay Elevit? Topic đã nhận được rất nhiều chia sẻ của các mẹ.

Với Procare mẹ @nguyenlethanhhoa cho biết: "Mình thì thấy uống vào rất ổn, sau sinh cm uống thêm 1,2 tháng nữa nhé, trộm vía con cứng cáp ah, sau 3th cm bổ sung canxi ống hoặc viên, ống 110k hộp màu hồng, trộm via cún nhà em khỏe mạnh, không mập chỉ đạt mức chuẩn ah, 13th đi lon ton ạ, không sớm, không muộn."

Mẹ @menghe2407 cũng khuyên mẹ @Moon & Susu: "Procare đi bạn ạ, mình thấy đây là thuốc tổng hợp, bao gồm cả sắt, canxin và các loại vitamin, nhiều bs khuyên dùng."

Mẹ @huetay000, @Đậu Đậu 2302, @dacsanphanthiet01 cũng có phản hồi rất tích cực về Procare.

Với Elevit mẹ @huong.thinh1803 cho rằng tốt hơn Procare.
Mẹ @banbuonquanao: "Em cũng uống elevit trước bầu 1 tháng, và giờ bầu được 7 tháng rồi, trộm vía em thấy tốt, chả nghén gì, cũng ko ăn uống gì nhiều mà cả 2 mẹ con đều khỏe, đạt chuẩn cân nặng".

Nhưng bên cạnh đó có những mẹ lại có những mẹ không hợp với sản phẩm như: Mẹ @metomcat,@lemanhha cho rằng uống Procare không hợp nên người mệt lử ra kiểu như bị say thuốc.

Mẹ @meladepnhat thì thấy uống Eleit bị táo bón.

Thường thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào thể trạng của mẹ, của bé ở từng giai đoạn để đưa ra lời khuyên nên bổ sung Procare, Elevit hoặc hoặc sử dụng kết hợp với 1 loại khác hoặc dùng 1 loại nào khác thay thế cho Procare và Elevit. Bên cạnh đó việc lựa chọn để mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín cũng là vấn đề cần được chú trọng.

Nguồn gốc sản phẩm là vấn đề đáng lưu tâm với bất cứ sản phẩm nào, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người mà đặc biệt hơn nữa là sản phẩm chuyên dụng dành cho phụ nữ mang thai.

Đi tìm nguồn gốc của 2 sản phẩm khá nổi tiếng trên có thể các mẹ sẽ có thêm sự lựa chọn cho mình.

Với Elevit: Không khó để tìm kiếm các thông tin và phản hồi về Elevit. Qua tìm hiểu chúng ta có thể dễ nhận ra Elevit là một thương hiệu của tập đoàn dược phẩm Bayer và có xuất xứ từ Úc.

Còn Procare: Lên Google.com (không phải Google.com.vn vì muốn tìm các trang nước ngoài) để tìm kiếm với từ khoáProcare thì chỉ ra những trang web như trang mạng lưới các bác sỹ ở New Zealand, phần mềm quản lý các cơ sở trông trẻ, đồ bảo vệ vết gẫy xương, bệnh viện, dịch vụ xây dựng và bảo trì nhà, dịch vụ bảo hiểm... Cả mấy trang đầu không có liên quan gì đến bổ sung cho bà bầu. Nhưng tìm trên google.com.vn để tìm ưu tiên các trang tiếng Việt thì thấy các rất nhiều trang web nói về Procare này bằng tiếng Việt và trong đó có ghi là được sản xuất bởi Max Biocare. Tìm tiếp về Max Biocare trên google.com để không ưu tiên trang bằng tiếng Việt thì thấy trang webwww.maxbiocare.com và trên Linkedin thì thấy thông tin rằng đây là một công ty tư nhân tương đối nhỏ từ 11 đến 50 nhân viên.

Truy cập vào http://www.productreview.com.au/ để tìm kiếm phản hồi về các sản phẩm tại Úc cũng không ra kết quả tìm kiếm cho viên uống bà bầu Procare?

Trên Amazon - trang web của Mỹ chuyên bán những mặt hàng chất lượng và có xuất xứ rõ ràng rất dễ dàng để tìm ra Elevit nhưng với Procare thì kết quả tìm kiếm đa phần là thiết bị y tế như nẹp tay, chân, nịt bụng... mà cũng không hề thấy Procare dành cho bà bầu?

Một câu hỏi được đặt ra tại sao 1 sản phẩm theo như quảng cáo rất tốt cho phụ nữ mang thai lại không được bán tại thị trường bản địa, không được các bà mẹ bản địa sử dụng?

Vậy liệu Procare có phải là Danlait thứ 2?

Đây vẫn là 1 nghi vấn lớn do đó việc có nên tiếp tục tin tưởng, ủng hộ và sử dụng Procare hay không phụ thuộc vào sự suy xét, cân nhắc của các bà mẹ thông thái.

Ngoài viên uống Procare hay Elevit trên thị tường hiện nay còn khá nhiều loại khác dành cho bà bầu như Nature Made Prenatal Multi + DHA, Blackmores Pregnancy Gold, Obimin... Cũng như mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất khác giàu DHA, sắt, canxi ... qua các bữa ăn hàng ngày.

Mặc dù chúng ta nên đánh giá cao lời khuyên của các bác sỹ nhưng chúng ta cũng nên tự trang bị cho mình kiến thức và đặc biệt khả năng tìm kiếm trên Google để có thể đánh giá nguồn gốc và chọn lựa thông tin đáng tin cậy. Các bác sỹ đôi khi họ quá tin tưởng vào các trình dược viên và không phải ai cũng có khả năng tim kiếm và truy tìm nguồn gốc. Hơn nữa biết đâu có thể những công ty muốn phát triển thị trường họ chẳng có hoa hồng cho việc kê đơn của các bác sỹ?

Tốt hơn hết các mẹ hãy trang bị kiến thức để là những bà mẹ thông minh chứ đừng phó mặc hoàn toàn sức khoẻ của mình và con cái mình cho các bác sỹ. Các mẹ hãy cùng khám phá và tranh luận thêm nhé.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Cách Chữa Nứt Đầu Ti (nứt Cổ Gà)

Trải qua quá trình chuyển dạ, sinh nở hầu hết phụ nữ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi; cùng với đó là việc mất ngủ, bối rối, lo lắng, băn khoăn trong việc chăm sóc con sẽ khiến mẹ cảm thấy thật sự đuối sức.

Không những thế sau sinh người mẹ còn có thể phải đối diện với hàng loạt những rắc rối khác như: đau vết mổ, co thắt tử cung; cương sữa, căng tức ngực; trĩ, táo bón...Và nứt đầu ti là 1 trong những nỗi kinh hoàng của một một số mẹ khi phải đối diện với vấn đề này.

[​IMG]

Cảm giác bị nứt đầu ti rất đau đớn nhất là mỗi lần cho con bú bởi khi đó chân hoặc đầu núm vú bị nứt, đỏ, chảy máu; công thêm với cảm giác mút của bé sẽ gây khó chịu cho mẹ. Nguyên nhân là do mẹ đã không cho bé bú đúng cách, đúng tư thế nên mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây "nứt cổ gà". Nếu tình trạng này kéo dài, nghiêm trọng vết nứt có thể bị nhiễm trùng, mưng mủ làm cho mẹ đau đớn, gây ảnh hưởng tới tâm lý; giảm lượng và chất lượng sữa và có thể dẫn tới mất sữa.

Vậy, làm thế nào để chữa nứt đầu ti và khi bị nứt đầu ti có nên tiếp tục cho con bú?

Theo nhiều tư vấn, chia sẻ tại các diễn đàn online thì khi bị nứt đầu ti người mẹ vẫn nên cho con bú tuy nhiên nên hạn chế. Khi cho bé bú mẹ nên cho bé bú đúng tư thế, vệ sinh sạch sẽ vú mẹ trước và sau mỗi lần con ti bằng nước ấm pha muối loãng. Tại topic cách chữa nứt đầu ti? đã có khá nhiều chia sẻ về việc sử dụng các sản phẩm thoa trực tiếp lên vết thương như: dùng kem mỡ cừu, dùng kem trị hăm của con, thuốc mỡ tra mắt... Song cũng có khá nhiều băn khoăn khi dùng một số sản phẩm không chuyên dụng như kem trị hăm, thuốc mỡ bởi trong những sản phẩm này có một số thành phần mà các mẹ cho là không tốt cho trẻ sơ sinh. ...Ở 1 số bài viết khác trong topic Bị nứt cổ gà (nứt đầu ti) khi cho con bú - cách chữa trị như thế nào các mẹ ơi lại hướng dẫn các mẹ điều trị bằng các loại thuốc dân gian: dầu dừa, sữa mẹ, lá tía tô, rau mùng tơi, rau ngót, bí đỏ, mề gà...

Tùy theo từng tình trạng, mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mà nhiều bài thuốc chữa nứt đầu ti trên đã hiệu nghiệm, giúp các mẹ thoát khỏi tình cảnh con bú mẹ cắn môi chịu đựng vì đau đớn.

Tuy nhiên lời khuyên với mẹ là trước khi dùng kem, thuốc, bài thuốc nào các mẹ cũng nên có sự tư vấn của những người có chuyên môn, tránh sử dụng sản phẩm không phù hợp hoặc không đúng cách ảnh hưởng tới bé hoặc khiến bệnh nặng hơn. Và nếu đã áp dụng 1 vài cách mà vẫn không khỏi các mẹ nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa; tránh tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của mẹ.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Đầu Ti Bị Phồng Rộp Khi Cho Con Bú

Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?

Khi mang thai, trong ăn uống ngoài việc chú trọng tới chất lượng bữa ăn, bổ sung các vitamin khoáng chất thì việc sử dụng sữa bầu để bổ sung thêm năng lượng và một số vi chất cho cơ thể đặc biệt là với những thai phụ khó khăn trong việc ăn uống như sợ mùi đồ ăn, nôn ói...là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

[​IMG]

Tại diễn đàn lamchame.com việc chọn loại sữa bầu cũng là đề tài khá sôi nổi. Topic Mẹ nào uống sữa bà bầu Morinaga của Nhật vào đây chia sẻ đã nhận được khá nhiều sự quan tâm chia sẻ của các mẹ với nhiều ưu điểm của sữa này như: dưỡng chất tập trung vào con, mẹ lên cân ít; mùi dễ uống, nhiều vị để thay đổi, có gói nhỏ tiện lợi.

Mẹ @bunshopvn cho rằng: "uống sữa bầu Morigana trộm vía mẹ ko lên cân, con thỳ phát triển tốt."

Mẹ @hoabee thì: "Mình cũng đang dùng sữa này, vị cacao, thấy thơm và cũng dễ uống".

Hay @Me_moka thì thấy rằng mình rất nghén nhưng uống sữa này vào thì lại không bị ghén.

Có nên uống sữa bầu? Nếu có chọn sữa nào thì tốt? cũng là 1 đề tài sôi nổi với nhiều ý kiến về nhiều dòng sản phẩm sữa bầu nổi tiếng trên thị trường hiện nay như: Anmum độ ngọt vừa phải, không mùi nên dễ uống. Táo bón không nên uống Similac Mum, nóng trong người thì uống Enfar hay Friso. Enfamama thì vị thơm và dễ uống. Còn XO hay I'm mother vì có sâm nên hơi khó uống nhưng tốt...

Tuy nhiên nhiều mẹ cho rằng sữa bầu khó uống, không ngon mà lại đắt. Mẹ mecoibomap thắc mắc Uống sữa tươi thay sữa bầu được không ạ? Nhiều mẹ có ý kiến không nhất thiết phải uống sữa bầu. Thay vào đó bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, và có thể thay thế sữa bầu bằng cách uống sữa tươi hoặc kết hợp sữa bầu với sữa tươi.

Dễ nhận thấy rằng mỗi người có một cảm quan, sở thích, hợp với từng mùi vị, với từng loại sữa nhất định. Nên để có thể lựa chọn được cho mình loại sữa bầu phù hợp, các mẹ hãy tìm hiểu từ những người đã sử dụng hoặc có thể dùng thử.

Khi mua sữa bầu các mẹ nên lựa chọn những thươnng hiệu, nhà sản xuất có uy tín. Sữa có tem mác niêm phong, đang trong thời hạn sử dụng và mua ở những địa chỉ mua hàng tin cậy.

Quan trọng hơn cả là khi mang thai các mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái để đảm bảo sức khỏe cho mẹ; thai nhi được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Đau Lưng Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?

Một trong những vấn đề phiền toái mà các bà bầu gặp phải trong suốt quá trình mang thai đó chính là đau lưng. Đau lưng không chỉ gây nên cảm giác mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của thai phụ.

[​IMG]

Đau lưng thường gặp và thường bị nặng trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở 3 tháng giữa vấn đề này có thể nhẹ hơn.

Nếu như ở giai đoạn đầu mới mang thai, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân cơ bản gây đau lưng thì ở những tháng cuối của thai kỳ lý do khiến các mẹ đau lưng chính là do cân nặng của mẹ, của bé tác động lên vùng xương chậu khiến lưng phải chống đỡ nhiều hơn.

Thêm vào đó tâm sinh lý thay đổi, mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, căng thẳng; làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế; ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu canxi... cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng và có thể khiến cho tình trạng đau lưng trở nên nặng nề hơn.

Vậy đau lưng khi mang bầu phải làm sao?

Dưới đây là một vài biện pháp giúp các mẹ bầu hạn chế và khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai:

Ăn uống: cần đảm bảo chất các nhóm dưỡng chất. Bao gồm: chất đạm, chất đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Ăn đủ chứ không ăn nhiều để hạn chế việc tăng cân quá nhiều.

Sinh hoạt hàng ngày: Không nên bê, vác và làm việc nặng. Khi đứng, khi ngồi lưng nên ở tư thế thẳng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu và không nên mang các loại giày cao gót...

Tắm nước ấm, matxa thư giãn... cũng là 1 cách để giảm bớt triệu chứng đau lưng.

Tập thể dục: Bà bầu nên thường xuyên có những bài tập nhẹ nhàng với những tư thế thích hợp như đi bộ, yoga hoặc những bài tập thể dục chuyên biệt dành cho bà bầu...

Tư thế ngủ: Không nằm ngửa khi ngủ, cần nằm nghiêng, nên đặt gối ở giữa hai chân hoặc gối ôm dài. Hiện nay có gối ôm bà bầu rất thích hợp trong việc giúp bà bầu thoải mái, dễ chịu khi ngủ.

Chữa đau lưng bằng bài thuốc dân gian: Các mẹ có thể áp dụng 1 số bài thuốc dân gian trị đau lưng như xoa bóp khu vực đau nhức với rượu gừng, sao vàng ngải cứu với muối hạt to rồi chườm...

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà thai phụ vẫn phải đối diện với tình trạng đau lưng liên tục, mức độ đau nặng, đau lưng kèm các triệu chứng sốt, xuất huyết âm đạo, tiểu rát... cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Còn các mẹ, khi mang thai bị đau lưng các mẹ xử lý như thế nào?

Một Vài Thông Tin Về Việc Sinh Mổ Lần 3

Mang thai, sinh con và làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc, mong đợi cho việc chào đón 1 thiên thần nhỏ ra đời người mẹ cũng phải đối diện với rất nhiều vấn đề trong quá trình mang thai, sinh nở đặc biệt là với các mẹ sinh mổ nhất là lại sinh mổ lần 3.

[​IMG]

So với sinh thường thì việc sinh mổ khiến người mẹ phải đối diện nhiều hơn với những nguy cơ và biến chứng nhất là khi mẹ sinh mổ nhiều lần hay người mẹ mang thai khi trước đó sinh mổ chưa được 2 năm bởi vết sẹo mổ cũ có thể bị bục khi mang thai và chuyển dạ.

Chính vì thế mà việc đối diện với lần sinh mổ thứ 3 đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều bà bầu trong đó có mẹ@thuynghia Có mẹ nào sinh mổ lần 3 ko ạ?

Tại sao sinh mổ lần 3 lại nguy hiểm?

Cấp độ gặp phải những nguy cơ và biến chứng của việc sinh mổ đi liền với số lần sinh mổ của người mẹ. Khi phải sinh mổ người mẹ đứng trước nhiều nguy cơ như: Bị nhiễm trùng vết mổ, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng tới việc mang thai ở những lần tiếp theo, thậm chí có nguy cơ tử vong...

Sinh mổ khiến sản phụ mất một lượng máu khá lớn nên ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe của bà mẹ sau sinh.

Người mẹ sinh mổ cũng phải đối diện với nhiều vấn đề ở những lần mang thai kế tiếp như nguy cơ bục vết sẹo tử cung và nếu khoảng cách sinh giữa 2 lần sinh ngắn đối với sản phụ mổ lần thứ hai trở lên thì nguy cơ gặp phải nhau cài răng lược rất lớn.

Nếu đã sinh mổ thì những lần mang thai tiếp theo hầu như phải sinh mổ.

Sinh mổ lần 3 được tiến hành ở khoảng thời gian nào?

Cơn co thắt tử cung của quá trình chuyển dạ gây ảnh hưởng không tốt tới vết mổ cũ thâm chí có thể dẫn tới tình trạng bục vết mổ tử cung. Chính vì thế việc khi nào thì tiến hành sinh mổ lần 3 đã làm cho mẹ @bong09 không khỏi băn khoăn, bồn chồn tại topic Kinh nghiệm sinh mổ lần 3. Theo ý kiến của @giangly@bichphuong321@Me_Myan, @Bonbon08092010, @hpt0712... thì thai nhi 37 tuần đã được xem là đủ ngày đủ tháng và có thể chủ động mổ ở thời điểm này. Tuy nhiên theo BS.Trinh Nhật Thư Hương trả lời bạn đọc tại diễn đàn Sống khỏe thì nếu thai phụ không chuyển dạ trước thì thời gian mổ là khi thai nhi trưởng thành nghĩa là khi thai nhi 38 - 39 tuần tuổi bởi nếu mổ sớm bé có thể gặp phải biến chứng khi sinh non tháng như suy hô hấp, bệnh màng trong...

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3?

Để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3 người mẹ cần lưu ý:

Khoảng cách giữa các lần sinh mổ tốt nhất là 3 tới 5 năm.

Nếu mang thai những lần sau cách thời gian sinh mổ lần 1 chưa tới 2 năm người mẹ cần có sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa, kiểm tra tình hình sức khỏe, thể trạng của mẹ có thể tiếp tục thai kỳ.

Trong quá trình mang thai người mẹ nên có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để tránh việc tăng cân quá nhiều ảnh hưởng tới việc rạn, nứt vết mổ cũ.

Người mẹ cần thăm khám thai định kỳ và thường xuyên nhất là gia đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện và xử lý sớm các các dấu hiệu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem them:
Những Điều Nên Biết Về Việc Sinh Mổ Lần 2