Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Cách Chữa Nứt Đầu Ti (nứt Cổ Gà)

Trải qua quá trình chuyển dạ, sinh nở hầu hết phụ nữ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi; cùng với đó là việc mất ngủ, bối rối, lo lắng, băn khoăn trong việc chăm sóc con sẽ khiến mẹ cảm thấy thật sự đuối sức.

Không những thế sau sinh người mẹ còn có thể phải đối diện với hàng loạt những rắc rối khác như: đau vết mổ, co thắt tử cung; cương sữa, căng tức ngực; trĩ, táo bón...Và nứt đầu ti là 1 trong những nỗi kinh hoàng của một một số mẹ khi phải đối diện với vấn đề này.

[​IMG]

Cảm giác bị nứt đầu ti rất đau đớn nhất là mỗi lần cho con bú bởi khi đó chân hoặc đầu núm vú bị nứt, đỏ, chảy máu; công thêm với cảm giác mút của bé sẽ gây khó chịu cho mẹ. Nguyên nhân là do mẹ đã không cho bé bú đúng cách, đúng tư thế nên mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây "nứt cổ gà". Nếu tình trạng này kéo dài, nghiêm trọng vết nứt có thể bị nhiễm trùng, mưng mủ làm cho mẹ đau đớn, gây ảnh hưởng tới tâm lý; giảm lượng và chất lượng sữa và có thể dẫn tới mất sữa.

Vậy, làm thế nào để chữa nứt đầu ti và khi bị nứt đầu ti có nên tiếp tục cho con bú?

Theo nhiều tư vấn, chia sẻ tại các diễn đàn online thì khi bị nứt đầu ti người mẹ vẫn nên cho con bú tuy nhiên nên hạn chế. Khi cho bé bú mẹ nên cho bé bú đúng tư thế, vệ sinh sạch sẽ vú mẹ trước và sau mỗi lần con ti bằng nước ấm pha muối loãng. Tại topic cách chữa nứt đầu ti? đã có khá nhiều chia sẻ về việc sử dụng các sản phẩm thoa trực tiếp lên vết thương như: dùng kem mỡ cừu, dùng kem trị hăm của con, thuốc mỡ tra mắt... Song cũng có khá nhiều băn khoăn khi dùng một số sản phẩm không chuyên dụng như kem trị hăm, thuốc mỡ bởi trong những sản phẩm này có một số thành phần mà các mẹ cho là không tốt cho trẻ sơ sinh. ...Ở 1 số bài viết khác trong topic Bị nứt cổ gà (nứt đầu ti) khi cho con bú - cách chữa trị như thế nào các mẹ ơi lại hướng dẫn các mẹ điều trị bằng các loại thuốc dân gian: dầu dừa, sữa mẹ, lá tía tô, rau mùng tơi, rau ngót, bí đỏ, mề gà...

Tùy theo từng tình trạng, mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mà nhiều bài thuốc chữa nứt đầu ti trên đã hiệu nghiệm, giúp các mẹ thoát khỏi tình cảnh con bú mẹ cắn môi chịu đựng vì đau đớn.

Tuy nhiên lời khuyên với mẹ là trước khi dùng kem, thuốc, bài thuốc nào các mẹ cũng nên có sự tư vấn của những người có chuyên môn, tránh sử dụng sản phẩm không phù hợp hoặc không đúng cách ảnh hưởng tới bé hoặc khiến bệnh nặng hơn. Và nếu đã áp dụng 1 vài cách mà vẫn không khỏi các mẹ nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa; tránh tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của mẹ.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Đầu Ti Bị Phồng Rộp Khi Cho Con Bú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét